Ngay cả khi chưa bao giờ sử dụng probiotic, nhưng nhiều người chắc chắn đã từng nghe quá hoặc đã quen thuộc với khái niệm này. Những chất bổ sung này cung cấp nhiều lợi ích vì chúng có chứa các vi sinh vật sống, chẳng hạn như vi khuẩn hoặc nấm men, hỗ trợ các lợi khuẩn trong đường ruột. Tuy nhiên, nhiều người đặt ra câu hỏi liệu đâu là thời điểm thích hợp để bổ sung probiotic.
1. Probiotic dùng để làm gì?
Probiotic có khả năng giữ cho môi trường đường ruột khỏe mạnh bằng cách ngăn chặn sự phát triển của các sinh vật gây hại, củng cố hàng rào vi khuẩn đường ruột và phục hồi các lợi khuẩn sau quá trình bệnh lý hoặc sử dụng thuốc kháng sinh.
Mặc dù probiotic được cho rằng có khả năng hỗ trợ hệ thống miễn dịch, tăng cường sức khỏe răng miệng, da và tinh thần. Xong, những nghiên cứu thực tế để chứng minh những tác dụng này còn khá hạn chế.
Một số vi sinh vật có lợi có trong probiotic cũng có thể được tìm thấy trong một số các loại thực phẩm lên men tự nhiên như Kimchi, sữa chua và dưa cải. Những thực phẩm này các tác dụng liên quan đến giảm huyết áp, cân bằng đường huyết, giảm cân và cholesterol. Nếu như các thực phẩm lên men tự nhiên như đã kể trên không thuộc trong chế độ dinh dưỡng hàng ngày, người dùng nên cân nhắc sử dụng thực phẩm bổ sung probiotic.
2. Việc uống vào thời điểm nào có quan trọng?
Một số các nhà sản xuất probiotic khuyến cáo nên sử dụng chúng khi bụng còn trống trước các bữa ăn, một số khác khuyên người dùng nên bổ sung probiotic cùng với các thực phẩm khác trong quá trình ăn.
Mặc dù rất khó để đo lường khả năng sống sót của vi khuẩn ở cơ thể người người, nhưng một số nghiên cứu cho thấy các vi sinh vật như Saccharomyces boulardii tồn tại với số lượng bằng nhau kể cả khi cơ thể đã hấp thụ đồ ăn và chưa hấp thụ đồ ăn. Mặt khác, các vi sinh vật như Lactobacillus và Bifidobacterium có thể tồn tại tốt nhất khi được bổ sung vào cơ thể 30 phút trước bữa ăn.
Probiotic nên được bổ sung trước bữa ăn
Thế nhưng, việc sử dụng probiotic một cách nhất quán và liên tục được cho là quan trọng hơn việc cần sử dụng chúng trong một mốc thời gian cụ thể nào đó. Một nghiên cứu kéo dài 1 tháng cho thấy việc sử dụng probiotic có tác động tích cực lên hệ vi sinh vật đường ruột bất kể chúng được sử dụng trước hay sau bữa ăn.
3. Bổ sung probiotic cùng với chế độ ăn
Các vi sinh vật được sử dụng trong probiotic được thử nghiệm để đảm bảo rằng chúng có thể tồn tại trong các điều kiện khác nhau như trong dạ dày và đường ruột của cơ thể người. Tuy nhiên, việc sử dụng men vi sinh probiotic cùng với một số loại thực phẩm cụ thể có thể tối ưu hóa tác dụng của chúng.
Trong một nghiên cứu, tỷ lệ sống sót của các vi sinh vật trong probiotic được cải thiện khi bổ sung cùng với bột yến mạch hoặc sữa ít béo, so với khi chỉ uống cùng nước hoặc nước táo ép. Nghiên cứu này cho thấy rằng một lượng chất béo vừa đủ có thể tăng khả năng sống sót của các lợi khuẩn trong quá trình tiêu hóa.
Loại vi sinh Lactobacillus trong probiotic cũng có thể tồn tại tốt hơn nhờ vào lượng đường bột cơ thể hấp thụ, vì khả năng tồn tại của chúng tròn môi trường acid dạ dày phụ thuộc phần lớn vào lượng glucose tồn tại.
4. Các loại probiotic khác nhau và chất lượng
Probiotic có thể được sử dụng dưới nhiều hình thức khác nhau, bao gồm viên nang, viên ngậm, hạt, bột và thuốc nhỏ. Chúng cũng có thể được tìm thấy trong một số thực phẩm và đồ uống, bao gồm một số loại sữa chua, sữa lên men, và sô cô la. Hầu hết các vi sinh đều trải qua quá trình tiếp xúc với axit dạ dày và các enzyme trước khi đi đến ruột già.
Probiotic trong viên nang, viên nén, và sữa chua có xu hướng tồn tại axit dạ dày của bạn tốt hơn so với loại probiotic ở dạng bột, chất lỏng, các loại thực thực phẩm hoặc đồ uống khác, bất kể thời điểm sử dụng. Hơn nữa trong các loại vi sinh vật, Lactobacillus, Bifidobacterium và Enterococci có khả năng kháng axit dạ dày cao hơn các loại vi khuẩn khác. Trên thực tế, hầu hết các chủng Lactobacillus đến từ chính đường ruột của con người, vì vậy chúng có khả năng kháng axit dạ dày cao hơn các loại khác.
Nghiên cứu cho thấy phải có từ 100 triệu cho đến 1 tỷ vi sinh vật được bổ sung vào đường ruột của cơ thể để có thể thực sự có tác động tích cực lên lợi ích sức khỏe. Để tối ưu hóa tác dụng của các loại probiotic, người dùng nên mua những sản phẩm uy tín, có chứng nhận CFUs trên bao bì. Điều này có nghĩa rằng sản phẩm có chứa ít nhất 1 tỷ các vi sinh vật tốt có thể được đưa vào cơ thể. Ngoài ra, việc sử dụng các sản phẩm probiotic đúng thời hạn sử dụng được in trên bao bì, bảo quản chúng ở trong môi trường nhiệt độ phòng hoặc trong tủ lạnh là rất quan trọng để giữ được hiệu quả của sản phẩm này.
5. Cách lựa chọn probiotic phù hợp với tình trạng sức khỏe
Nếu đang ở trong một tình trạng sức khỏe đặc biệt, người dùng nên xem xét sử dụng một chủng vi sinh cụ thể hoặc tham khảo ý kiến chuyên gia y tế để tìm ra một loại probiotic phù hợp nhất với tình trạng bệnh lý.
Trên thực tế, Các chuyên gia cho rằng các chủng như Lactobacillus và Bifidobacterium có lợi cho hầu hết người sử dụng. Đặc biệt, Lactobacillus rhamnosus GG và Saccharomyces boulardii có khả năng làm giảm nguy cơ mắc bệnh tiêu chảy khi sử dụng kháng sinh, trong khi E. coli Nissle 1917 có thể giúp điều trị viêm loét đại tràng.
Trong khi đó, men vi sinh có chứa Lactobacillus, Bifidobacterium và Saccharomyces boulardii dường như có thể cải thiện triệu chứng ở một số người bị táo bón, hội chứng kích thích đường ruột (IBS) và một số loại tiêu chảy thường thấy khác.
6. Các phản ứng và tác dụng phụ
Việc sử dụng probiotic thường hông gây ra các tác dụng phụ tiêu cực đến với cơ thể của những người trưởng thành và có tình trạng sức khỏe ổn định.
Tuy nhiên, một số các triệu chứng có thể được bắt gặp, chẳng hạn như xì hơi và đầy hơi. Những biểu hiện này thường cải thiện theo thời gian, đồng thời việc uống men vi sinh vào ban đêm có thể làm giảm các triệu chứng trên.
Đối với một số người sử dụng probiotic để ngăn ngừa tiêu chảy liên quan tới kháng sinh, việc cân nhắc xem liệu khả năng tồn tại của các lợi khuẩn trong probiotic có thể bị mất đi dưới tác dụng của kháng sinh hay không là cần thiết. Tuy nhiên, hầu hết các chủng vi sinh đều được tạo ra để ngăn ngừa tác động của kháng sinh. Vì vậy, trong hầu hết các trường hợp, việc sử dụng probiotic cùng với kháng sinh là an toàn.
Đối với những loại thực phẩm chức năng và các loại thuốc đặc trị khác, người dùng nên tìm tư vấn từ các chuyên gia y tế khi dùng cùng với probiotic. Một số loại men vi sinh có thể gây tăng hoặc giảm tác động của các loại thuốc này.
Bài viết tham khảo Healthline.com